Trong các video về ruồi lính đen của Trang Trại Côn Trùng, chúng tôi đã đề cập đến rất nhiều tác dụng của ruồi lính đen, hướng dẫn chi tiết về việc ứng dụng loại côn trùng này vào nông nghiệp. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp lại 4 tác dụng chủ đạo của ruồi lính đen tại Việt Nam, và tại sao bà con nên nuôi ruồi lính đen nếu đang làm nông nghiệp.
TÓM TẮT
4 tác dụng của ruồi lính đen
Phân hủy rác hữu cơ
Như đã nói ở bài ruồi lính đen ăn gì, rác hữu cơ đang phân hủy chính là thức ăn yêu thích của ấu trùng ruồi lính đen.
Chúng như những cổ máy biến rác thành tiền vậy, thịt của chúng có thể làm thức ăn chăn nuôi, phân của chúng có thể làm phân bón.
Chúng là loại côn trùng cực kỳ háo ăn, ăn cả ngày lẫn đêm để có thể đạt đến chiều dài 2,5cm sau 21 ngày.
Nếu so sánh tốc độ xử lý rác thải với trùn quế, thì sâu canxi xử lý nhanh hơn gấp 5 lần. Do đó, ấu trùng ruồi lính đen được ứng dụng rất nhiều để xử lý rác thải hữu cơ tại các nước có nên nông nghiệp phát triển.
Thảm khảo: Ruồi lính đen ăn gì và cách cho ăn như thế nào?
Làm thức ăn cho vật nuôi
Ấu trùng ruồi lính đen (hay sâu canxi) đạt từ 21 ngày tuổi có thể sử dụng làm thức ăn cho vật nuôi.
Trong suốt vòng đời của ruồi lính đen, giai đoạn ấu trùng là giai đoạn hấp thu chất dinh dưỡng cao nhất. Chúng có thành phần dinh dưỡng gồm 42% protein, 34% chất béo và hơn 5% là canxi. Đủ để đáp ứng nhu cầu làm thức ăn trực tiếp cho vật nuôi mà không cần bổ sung các loại thức ăn khác.
Ngoài ra, khi được ăn côn trùng tự nhiên thì chắc chắn chất lượng sản phẩm từ vật nuôi sẽ cao hơn so với nuôi bằng thức ăn công nghiệp.
Tuy nhiên, vật nuôi cần ăn mỗi ngày nên cần tạo ra lượng ấu trùng thường xuyên. Bà con có thể tham khảo thêm bài viết: Cách nhân giống ruồi lính đen sinh sản liên tục không cần mua giống.
Sản xuất phân hữu cơ
Phân của vật nuôi đôi khi là vấn đề nan giải của rất nhiều hộ chăn nuôi. Việc xử lý phân tốn rất nhiều thời gian và diện tích.
Các nước phát triển họ xử lý nhanh hơn nhờ ấu trùng ruồi lính đen. Chúng có thể tiêu thụ tất cả các loại phân động vật rất nhanh, đồng thời tiết ra chất bảo vệ phân tránh bị hôi và xua đuổi các loại ruồi khác. Nói đúng hơn, các loại ấu trùng ruồi khác “không phải đối thủ” của sâu canxi.
Sản phẩm cuối là phân của ấu trùng, đây cũng là một loại phân hữu cơ cực kỳ tốt cho cây trồng. Phân tơi và dễ hấp thụ đối với cây.
Ngoài ra, xác của ruồi lính đen cũng có thể bón cho cây rất tốt. Thường được sử dụng cho các loại cây hoa kiểng.
Xem bài báo: Dùng ruồi để biến rác thải thành phân hữu cơ
Mang lại thu nhập từ trứng ruồi
Giá trứng ruồi hiện tại trên thị trường đang là 15tr – 30tr/kg. Thực sự là loài côn trùng “tỷ phú”.
Xem thêm: Giá ấu trùng ruồi lính đen hiện nay bao nhiêu?
Các tấm gương làm giàu từ ruồi lính đen rất nhiều trên báo chí.
Chi phí nuôi ruồi lính đen tập trung chủ yếu vào rau, củ, quả hư hỏng, các loại phế phẩm từ công nghiệp như bã đậu nành, bã gạo, bã bia,… chúng phàm ăn đến mức đến mức có thể tiêu thụ cả phân động vật như heo, bò, trâu, gà vịt,… Bà con có thể mua các loại này ngoài chợ, trang trại, khu công nghiệp với chi phí rất rẻ, thậm chí là miễn phí.
Vậy doanh thu từ ruồi lính đen như thế nào? Với 1000m2, nếu làm đúng kỹ thuật và chăm sóc đầy đủ thì ruồi lính đen trưởng thành có thể đẻ ít nhất 2kg trứng ruồi mỗi ngày. Tức mỗi ngày doanh thu có thể lên đến 60 triệu, thực sự là một doanh số cực khủng. Dĩ nhiên, không ai mới bắt đầu nuôi mà triển khai ngay 1000m2 cả, cần xây dựng từ những hộc nuôi đầu tiên, nhân giống, tạo thị trường đầu ra,…
Lời kết
Trên đây là 4 tác dụng chính của ruồi lính đen tại Việt Nam, tuy nhiên trên thế giới đã được áp dụng các công nghệ tiên tiết để chiết xuất dầu từ vỏ của nhộng đen, hoặc có thể sản xuất chitin và chitosan từ ruồi lính đen.