Những câu chuyện nuôi ấu trùng ruồi lính đen làm giàu vẫn được đăng tải rất nhiều trên internet, với giá trứng giống ruồi lính đen giao động từ 15 – 30 triệu/kg thì đây thực sự là loài côn trùng “tỷ phú”.
TÓM TẮT
Tại sao ruồi lính đen lại có giá trị như vậy?
Có thể nói, lợi nhuận từ ruồi lính đen gấp 600 lần trồng lúa. Tôi không cổ xúy cho việc “bỏ lúa nuôi ruồi”, đây không phải là nghề mang đến hiệu quả với tất cả mọi người. Tôi sẽ phân tích ở đoạn sau.
Về ứng dụng của ruồi lính đen, bà con có thể xem chi tiết trong bài viết này: Đầu ra của ruồi lính đen – sâu canxi.
Chi phí nuôi ruồi lính đen tập trung chủ yếu vào rau, củ, quả hư hỏng, các loại phế phẩm từ công nghiệp như bã đậu nành, bã gạo, bã bia,… chúng phàm ăn đến mức đến mức có thể tiêu thụ cả phân động vật như heo, bò, trâu, gà vịt,… Bà con có thể mua các loại này ngoài chợ, trang trại, khu công nghiệp với chi phí rất rẻ, thậm chí là miễn phí.
Vậy doanh thu từ ruồi lính đen như thế nào? Với 1000m2, nếu làm đúng kỹ thuật và chăm sóc đầy đủ thì ruồi lính đen trưởng thành có thể đẻ ít nhất 2kg trứng ruồi mỗi ngày. Tức mỗi ngày doanh thu có thể lên đến 60 triệu, thực sự là một doanh số cực khủng. Dĩ nhiên, không ai mới bắt đầu nuôi mà triển khai ngay 1000m2 cả, cần xây dựng từ những hộc nuôi đầu tiên, nhân giống, tạo thị trường đầu ra,…
Một số tấm gương làm giàu từ ruồi lính đen
Đã có rất nhiều bà con thành công với ruồi lính đen, bỏ cả những công việc ổn định để theo đuổi nghề nông. Bà con có thể tham khảo:
Thầy Phạm Văn Bé tại Long An
Câu chuyện bắt đầu làm giàu với ruồi lính đen của thầy Bé rất ly kỳ. Đó là đàn gà của thầy đổ bệnh sau trận dịch, khiến rất nhiều gà bị chết và vứt đi, phần còn lại phải bán tháo. Khi quan sát những con gà bị vứt, những con dòi nhộng của của ruồi lính đen (lẫn ruồi xanh, ruồi nhà) trong thân gà béo ngậy đang sinh sôi, thầy mang ra ao cá và nhận thấy cá rất thích ăn những con dòi này. Và kết quả, những con cá phát triển rất tốt, mang đến một động lực làm giàu mới.
Tuy nhiên, ruồi xanh thì không đẻ nhanh và nhiều bằng ruồi lính đen, mặt khác thì ruồi lính đen không gây hại cho người nên rất có giá.
Hiện nay, thầy đã rời ghế nhà trường với 27 năm gắn bó để tiếp tục phát triển trang trại ruồi với hơn 1000m2 vuông.
Bà con có thể xem chi tiết câu truyện tại đây: Thầy giáo bỏ nghề về quê…nuôi ruồi lấy trứng, bán 30 triệu/ký
Trang Trại Côn Trùng tại Cần Thơ
Trang Trại Côn Trùng tự hào là đơn vị ứng dụng thành công ruồi lính đen, sâu canxi nhằm phục vụ cho chăn nuôi, trồng trọt. Hướng bà con nông dân mạnh dạng áp dụng loại côn trùng này để giảm chi phí thức ăn chăn nuôi, từ đó tăng được lợi nhuận, không còn sợ thua lỗ.
Hiện nay, Trang Trại Côn Trùng đang có 2 chi nhánh tại Cần Thơ. Diện tích để triển khai mô hình nuôi ấu trùng ruồi lính đen và đẻ trứng lên đến 400m2, sản xuất được 500g trứng ruồi, và lượng sâu canxi đủ để đáp ứng các mô hình chăn nuôi chim trĩ, chim cút, cá trê,…
Nếu bà con cần tham quan có thể đến chi nhánh 1 tại số 39 Đường 30 KDC Hưng Phú Công Ty 8, Cái Răng, Tp.Cần Thơ.
Ông Dương Hữu Thoại ở Đồng Tháp
Ông Thoại đã triển khai mô hình 600m2 với chi phí ban đầu khoảng 50 triệu tại Đồng Tháp. Mục đích ban đầu vẫn là phục vụ chăn nuôi thay vì bán thương phẩm ra thị trường. Hiện tại ông Thoại bán trứng ruồi lính đen với giá 20 triệu đồng/kg. Thu được mỗi ngày khoảng 1 triệu đồng.
Xem bài báo: Nuôi ruồi lính đen mỗi ngày bỏ túi 1 triệu đồng
Cần làm gì để thành công với ruồi lính đen?
Ruồi lính đen có những ứng dụng mà ít loại côn trùng nào khác có thể thay thế được, chúng có sức đề kháng rất mạnh nhưng chết sớm (chỉ 3 ngày khi trưởng thành) vì dành toàn bộ thời gian và chất dinh dưỡng để duy trì nồi giống, do đó sinh sản cực kỳ nhanh và gần như không có thời gian để gây hại cho người.
Tuy nhiên, nuôi ruồi lính đen cũng có những rủi ro nhất định, để hạn chế thất bại khi nuôi ruồi lính đen thì bà con cần:
- Biết mục đích nuôi ruồi lính đen là gì?
- Biết nuôi ruồi lính đen để bán cho ai? Ai là người có nhu cầu?
- Cách nuôi ruồi lính đen như thế nào?
- Điều kiện tại địa phương có phù hợp để nuôi ruồi lính đen?
- Có bị cấm nuôi tại địa phương không?
- Tìm nguồn thức ăn để nuôi ruồi ở đâu tại địa phương? Ở đâu rẻ nhất?
- Vị trí nuôi có thuận lợi không, có bị các vấn đề về ngập nước không? Có biện pháp xử lý chưa?
- Nên học hỏi các trại nuôi ruồi lính đen đã thành công trước khi thực hiện.
Việc nuôi ruồi lính đen phù hợp cho bà con đang hoặc muốn nuôi một loại vật nuôi khác có thể tiêu thụ được ấu trùng ruồi lính đen. Vì ruồi lính đen chỉ sống 45 ngày, nếu không được tiêu thụ sẽ bị lỗ. Do đó, lấy sâu canxi cho vật nuôi ăn sẽ cắt giảm được chi phí thức ăn, mà vật nuôi cũng dễ bán hơn so với ruồi lính đen.
Bà con nên nuôi thử ở diện tích nhỏ để kiểm tra hiệu quả trước khi chăn nuôi sản xuất ở quy mô lớn. Chúc bà con thành công.