Đầu ra của tắc kè? Nuôi tắc kè để làm gì?

Ngày nay, công dụng của tắc kè đã được biết đến rộng rãi và ứng dụng nhiều hơn trong đời sống. Thậm chí, việc nuôi tắc kè cũng phát triển theo công nghiệp hóa để tối đa năng suất. Vậy đầu ra của tắc kè ở đâu? Nuôi tắc kè để làm gì mà ngày càng thịnh hành như thế?

Nuôi tắc kè để làm gì?

Một trong những ứng dụng rộng rãi nhất của tắc kè là làm thuốc. Theo Đông Y, tắc kè xếp vào loại thuốc bổ dương, có vị mặn, tính ấm, quy vào các kinh phế và thận, có công năng bổ thận, tráng dương, ích tinh tủy, dùng trong các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém…; bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, suy nhược thần kinh…(1)

Tiếp đến, là tắc kè thịt với giá trị dinh dưỡng cao, cũng với mục đích bồi bổ sức khỏe. Trong tắc kè có chứa lượng lớn các axit amin cần thiết cho cơ thể người như: axit glutamic, alanin, glyxin,… do đó việc tiêu thụ tắc kè thịt cũng ngày càng tăng.

Ngày nay cũng xuất hiện một số thuốc chiết suất từ tắc kè với liều 3-5ml, cho kết quả giảm viêm đường tiết niệu. (2) (Theo nghiên cứu của Giáo sư Đỗ Tất Lợi năm 1962)

Chính vì những tác dụng tuyệt vời của tắc kè, nhiều thương lái đã xuất khẩu sang các nước phát triển và có nhu cầu lớn hơn.

Lý do tắc kè có thể xuất khẩu là vì không phải ở đâu cũng có tắc kè. Một số vùng tập trung chủ yếu của tắc kè:

  • Việt Nam: các tỉnh trung du và miền núi, rừng tràm và rừng đước Nam bộ, các đảo lớn ven biển.
  • Thế giới: Đông bắc Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia.

Mặt khác, tắc kè phát triển khá chậm để khai thác nên cần phát triển theo hướng công nghiệp hóa để tối ưu năng suất, đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Vậy đầu ra của tắc kè ở đâu?

Với nhu cầu của thị trường hiện nay thì không khó để tiêu thụ tắc kè. Một số kênh đầu ra mà bà con có thể tiếp cận như:

  • Các trại bao tiêu khi mua giống.
  • Các thương lái mua số lượng lớn.
  • Bán tắc kè thịt cho nhà hàng, quán ăn.
  • Bán tắc kè để các quán nhậu ngâm rượu.
  • Bán rượu tắc kè ngâm sẵn.
  • Bán giống tắc kè.
  • Bán tắc kè cho các tiệm thuốc đông y làm dược liệu.

Để có được đầu ra ổn định thì bà con cần tạo ra sản phẩm tốt, chất lượng cao. Tắc kè có trọng lượng nặng, dài và còn đuôi sẽ có giá cao hơn. Ngoài ra, bà con cần quảng bá và chủ động tìm kiếm khách hàng – thương lái để bán thay vì chỉ ngồi đợi họ tìm đến mình.

Thị trường tiêu thụ mạnh nhất hiện nay tại Việt Nam là miền Bắc. Mặc dù ở miền Nam việc nuôi tắc kè dễ dàng hơn, phát triển tốt hơn, nhưng việc tiêu thụ tắc kè ở miền Bắc lại được ưa chuộng hơn, miền Bắc giáp với các quốc gia có nhu cầu mua tắc kè lớn nên cũng dễ dàng xuất khẩu hơn. Do đó, giá tắc kè ở miền Bắc cao hơn các vùng khác.

Lời kết

Tác dụng của tắc kè đã được nói đến rất nhiều từ các bào đài, các thí nghiệm khoa học,…. Chúng không chỉ là loài bọ sát ngày ngày kêu “tắc kè” trong nhà, mà chúng cũng có thể tạo ra thu nhập nếu bà con biết cách nuôi tắc kè chất lượng và tìm được đầu ra ổn định. TrangTraiConTrung.com chúc bà con thành công.

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255