Cách nuôi chim bồ câu Pháp từ con dế hiệu quả

Cách nuôi chim bồ câu Pháp từ con dế là mô hình được nhiều bà con quan tâm trong nhiều năm gần đây. Bởi bồ câu Pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao, kết hợp với nguồn thức ăn từ dế giúp tiết kiệm chi phí, giúp lợi nhuận tăng đáng kể cho bà con chăn nuôi.

Giới thiệu về bồ câu Pháp tại Việt Nam

Hiện nay, bồ câu Pháp tại VN có 3 giống phổ biến: VN1 (1996), VN2 – Mimas(1998), VN3 – Titan (1998).

Loại chim này đã được lai tạo và chọn giống qua nhiều năm để hình thành nên một giống bồ câu thịt và đây là giống bồ câu có kích thước lớn nhất để sử dụng vào mục đích chăn nuôi lấy thịt bồ câu. Nếu áp dụng đúng quy trình, kỹ thuật nuôi, những con bồ câu Pháp lớn nhanh hơn so với bồ câu địa phương khác và nhiều loại vật nuôi. [1]

Kỹ thuật nuôi bồ câu Pháp

Cách chọn giống bồ câu

Đây là khâu cực kỳ quan trọng để có thể thành công khi nuôi bồ câu. Một số yếu tố cần ưu tiên khi chọn giống là: lông mượt, khỏe mạnh, lanh lợi, không có bệnh tật và dị tật.

Chim bồ câu là loài đơn phối, có thể phân biệt trống mái từ 4 – 5 tháng tuổi:

  • Con trống to hơn, đầu thô, có phản xạ gù mái (lúc thành thục), khoảng cách giữa 2 xương chậu hẹp;
  • Con mái thường có khối lượng nhỏ hơn, đầu nhỏ và thanh, khoảng cách giữa 2 xương chậu rộng.

Ở trên có 3 loại bồ câu Pháp là VN1, VN2, VN3. Năng suất của chúng như sau:

  • VN1: đạt số lứa đẻ/năm/đôi: 8 – 9 lứa; số chim non/đôi/năm: 12 – 13con; khối lượng cơ thể lúc 28 ngày tuổi 530 – 560 g, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 40 ngày.
  • VN2: số lứa đẻ/năm/đôi: 9 – 9,5 lứa; số chim non/đôi/năm: 14 – 15con;  khối lượng cơ thể lúc 28 ngày tuổi 630 – 650g, khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 37 ngày.
  • VN3: số lứa đẻ/năm/đôi: 7 – 8 lứa; số chim non/đôi/năm: 10 – 11con. Khối lượng cơ thể chim non lúc 28 ngày tuổi đạt 680 – 690g. khoảng cách giữa 2 lứa đẻ 43 ngày.

Làm chuồng và thiết bị chăn nuôi

Cách nuôi chim bồ câu Pháp từ con dế hiệu quả
Cách nuôi chim bồ câu Pháp từ con dế hiệu quả

Chuồng nuôi

Chuồng nuôi chim bồ câu cần phải đảm bảo các yếu tố sau: có ánh sáng, nắng lọt vào, thoáng mát, sạch sẽ, khô ráo, độ cao vừa phải, ngăn chặn được mèo, chuột, các loại vật nuôi khác tấn công,… Đặc biệt, chuồng nuôi chim ấp trứng và chim sữa càng cần được yên tĩnh. Chuồng nuôi được chia làm 2 loại: chuồng nuôi cá thể và quần thể.

Chuồng nuôi cá thể (dùng nuôi chim sinh sản từ 6 tháng tuổi trở đi)

Mỗi cặp chim sinh sản cần một ô chuồng riêng, tuỳ theo điều kiện cụ thể mà ta có thể làm bằng tre, gỗ hay lưới sắt,…

Ô chuồng là một đơn vị sản xuất, kích thước của một ô chuồng: chiều cao 50 cm, chiều sâu 60 cm, chiều rộng 50 cm. Trong đó được đặt các ổ đẻ, máng ăn, máng uống, máng đựng thức ăn bổ sung và 1 đôi chim gồm trống và mái sinh sản.

Chuồng nuôi quần thể (nuôi chim hậu bị sinh sản từ 2 – 6 tháng tuổi)

Kích thước của 1 gian chuồng: chiều dài 6m, chiều rộng 3,5m, chiều cao 5,5m (cả mái).

Máng ăn, máng uống, ổ đẻ, máng đựng thức ăn bổ sung được thiết kế riêng cho kiểu chuồng này.

Chuồng nuôi dưỡng chim thịt (vỗ béo chim thương phẩm từ 21- 30 ngày tuổi)

Tương tự như chuồng nuôi cá thể nhưng mật độ dày hơn 45 – 50 con/m2, không có ổ đẻ, không có máng ăn (chúng ta phải nhồi trực tiếp cho chim ăn), ánh sáng tối thiểu.

Làm ổ đẻ cho cho chim bồ câu

Mỗi chim mẹ cần đến 2 ổ đẻ, một ổ để đẻ và ấp trứng đặt ở trên, một ổ để nuôi con đặt ở dưới.

Kích thước của ổ: đường kính 25-30 cm; chiều cao 7-8 cm.

Ổ có thể làm bằng gỗ hoặc chất dẻo, yêu cầu phải khô ráo, sạch sẽ, tiện cho việc vệ sinh thay rửa thường xuyên.

Chuẩn bị máng ăn và máng uống

Bà con có thể làm máng ăn bằng tre hoặc bằng tôn. Kích thước máng ăn cho một đôi chim bố mẹ: chiều dài 15 cm; chiều rộng 5 cm; chiều sâu 7-10 cm.

Chim bồ câu có đặc tính chọn thức ăn cao, do đó bà con nên đặt máng ăn ở những vị trí dễ nhìn thấy, dễ mổ thức ăn, tránh các nguồn gây ẩm ướt và đặc biệt hạn chế thức ăn không rơi vãi.

Ngoài ra, cần chuẩn bị thêm một máng thức ăn bổ sung. Do môi trường nuôi nhốt công nghiệp nên cần bổ súng thêm chất khoáng, sỏi, muối ăn. Không nên làm bằng kim loại.

Máng uống phải đảm bảo tiện lợi và vệ sinh. Có thể dùng đồ hộp (lon nước giải khát, lon bia…), cốc nhựa… với kích thước dùng cho một đôi chim bố mẹ: đường kính 5-6 cm; chiều cao 8-10 cm.

Cách chăm sóc bồ câu Pháp hiệu quả

Để bồ câu sinh trưởng tốt chúng ta cần quan tâm nhiều hơn đến môi trường sống và thức ăn cho chúng.

Mật độ chăn nuôi bồ câu Pháp

Nếu nuôi nhốt theo kiểu ô chuồng thì mỗi ô chuồng là một đôi chim sinh sản. Nếu nuôi thả trong chuồng thì mật độ là 6 – 8 con/m2 chuồng.

Khi được 28 ngày tuổi, chim non tách mẹ (giai đoạn về sau này được gọi là chim dò). Nuôi chim dò với mật độ gấp đôi nuôi chim sinh sản (10 – 14 con/m2).

Yếu tố ánh sáng

Cần cung cấp đầy đủ ánh sáng cho chuồng trại, đặc biệt là ở thời kỳ ấp trứng. Bản năng ấp trứng của bồ câu phụ thuộc vào thời gian chiếu sáng ban ngày tối thiểu là 13 giờ. Do đó chuồng trại thiết kế thoáng đảm bảo cung cấp đủ ánh sáng cho chim.

Nếu bà con ở miền Bắc, ban ngày mùa đông ánh sáng ngắn, có thể lắp bóng đèn 40w chiếu sáng thêm vào ban đêm (nếu nuôi theo quy mô lớn) với cường độ 4-5w/m2 nền chuồng với thời gian 3- 4h ngày.

Yếu tố dinh dưỡng

Tùy theo giai đoạn phát triển của chim mà chúng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau.

Đặc biệt, chim bồ câu rất cần chất khoáng, do đó khi nuôi nhốt cần thường xuyên bổ sung vào các máng ăn riêng cho chim ăn tự do theo nhu cầu.

Về thức ăn, thông thường chim ăn trực tiếp các loại hạt thực vật: đỗ, ngô, thóc, gạo… và một lượng cần thiết thức ăn đã chế biến chứa nhiều chất khoáng và vitamin.

Tuy nhiên, theo mô hình này chúng ta có thể cung cấp thêm dế thịt vào để bổ sung đạm tự nhiên cho chim.

Có thể bổ sung các loại đậu cho chim như: đậu xanh, đậu đen, đậu tương,… lưu ý là phải rang sẵn trước khi cho ăn.

Chim bồ câu cần một lượng nhất định các hạt sỏi, giúp cho chim trong quá trình tiêu hoá của dạ dày (mề). Kích cỡ của các hạt: dài 0,5-0,8mm, đường kính 0,3-0,4mm. Vì vậy nên đưa sỏi vào máng dành riêng đựng thức ăn bổ sung cho chim ăn (trộn cùng với muối ăn và khoáng Premix).

Cách cho ăn

Nên cho ăn 2 lần một ngày, tốt nhất vào buổi sáng 8 – 9 giờ và buổi chiều từ 14 – 15h, nên cho ăn theo khung giờ cố định.

Thông thường lượng thức ăn của chúng bằng 1/10 cơ thể:

  • Chim dò (2 – 5 tháng tuổi): 40-50 g thức ăn/con/ngày
  • Chim sinh sản: (6 tháng tuổi trở đi):
    • Khi đang nuôi con: 125-130 g thức ăn/đôi/ngày
    • Không nuôi con: 90-100 g thức ăn/đôi/ngày
  • Lượng thức ăn/đôi sinh sản/năm: 45-50 kg

Bổ sung dế làm thức ăn sẽ giúp thịt bồ câu chắc hơn nhờ nguồn đạm tự nhiên.

Nước uống cho chim bồ câu

Chim không có nhu cầu uống nước nhiều, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ cho chúng.

Nước phải sạch sẽ, không màu, không mùi và phải thay hàng ngày.

Có thể trộn với nuớc rượu tỏi để tăng sức đề kháng cho chim, hạn chế các bệnh về hô hấp và đường ruột.

Kết luận

Như vậy, trang trại côn trùng đã giới thiệu với bà con kỹ thuật nuôi chim bồ câu Pháp lợi nhuận cao với dế. Đây thực sự là giống chim quý và có thể sinh nhiều lợi nhuận.

Tham khảo bài học làm giàu trên thị trường: https://news.zing.vn/ra-tu-voi-doi-chan-liet-van-thanh-ty-phu-nho-bo-cau-post500269.html

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255