Mô hình nuôi trùn quế bằng lục bình

Mô hình nuôi trùn quế bằng lục bình đã được rất nhiều bà con chăn nuôi áp dụng. Ở những nơi sông nước, nhiều lục bình thì việc tận dụng loại thực vật thủy sinh này sẽ giúp bà giảm được rất nhiều chi phí.

Vì sao lục bình phù hợp cho việc nuôi trùn quế?

Lục bình hay còn gọi là lộc bình, bèo tây, bèo Nhật Bản, tiếng Hán là thủy phù liên, phụng nhãn liên…

Một trong những đặc điểm quan trọng của lục bình đối với việc nuôi trùn quế là chúng phát triển nhanh. Mỗi cây sau 1 tháng có thể nhảy ra 1 mét vuông, tạo nguồn thức ăn ổn định cho giun quế.

Tiếp theo, là chúng rất dễ chăm sóc. Nếu so với việc chăm sóc một con bò và 10 mét vuông lục bình bà con sẽ thấy tiết kiệm được bao nhiều công sức. Ngoài ra, bà con cũng không quá quan tâm về bệnh tật như khi nuôi động vật.

Và điều quan trọng nữa, là lục bình không chứa thuốc trừ sâu, thuốc hóa học. Do đó rất an toàn cho trùng quế.

Lợi ích khi nuôi trùn quế bằng lục bình

Theo mô hình nuôi trùn quế truyền thống, bà con cần có lượng phân bò ổn định, chất lượng, và hiệu quả từ mô hình đó mang lại thì không cần phải bàn.  Vậy so với mô hình truyền thống, việc nuôi bằng lục bình có gì ưu điểm hơn?

Đầu tiên là về chi phí. Việc trồng lục bình tốn ít chi phí hơn so với việc nuôi bò, thậm chí rẻ hơn so với mua phân bò từ các trang trại. Lục bình cũng cần bón phân hữu cơ, nên khoảng 1 2 tháng thì bà con có thể khai thác phân trùng quế để bón cho lục bình, tạo hệ mô hình khép kín.

Tiếp theo, nếu nhà bà con có ao thì việc tạo ra lục bình sẽ dễ dàng hơn nữa. Tiết kiệm rất lớn thời gian và công sức để tìm thức ăn cho trùn.

Lục bình khi tưới lên luống trùn sẽ giữ ẩm rất tốt, bổ sung thêm hữu cơ từ thực vật nên rất tốt cho trùn quế.

Quy trình nuôi trùn quế bằng lục bình

Bà con vẫn áp dụng các kỹ thuật nuôi trùng quế như chúng tôi đề cập trước đây. Nhưng ở phần chăm sóc và chọn thức ăn cho trùn quế thì bà con bổ sung thêm lục bình.

Quy trình xử lý lục bình cho trùn quế như sau:

Lục bình sau khi vớt về phải xử lý và ủ hoai hữu cơ. Lục bình khi lấy về cần băm nhỏ ra cho vào chỗ đựng, trộn thành đống với phân bò tỉ lệ 1/1. Một ít lượng khác thì cho vào nơi ở của giun để tạo môi trường sống.

Sau đó tưới một ít nước để chất pha trộn có độ ẩm, dùng bao, bạt,…phủ lên trên đó. Trong thời gian ủ lục bình nên cho một ít sản phẩm sinh học như E.M, men vi sinh để thời gian ủ nhanh hơn và pha trộn chất lượng hơn. 15-20 ngày sau khi ủ có thể lấy ra làm thức ăn cho giun quế.

Hoặc đơn giản hơn, lấy lục bình cho vào túi kín, buộc chặt lại và đem phơi nắng. Sau 5-7 ngày có thể cho giun ăn và dừng ăn 15 ngày trước lúc thu hoạch.

Lưu ý: Trước khi nhân giống giun, bà con nên trải một lớp 15cm lục bình đã ủ để giun dễ làm quen và ổn định môi trường sống hơn. Khi nuôi giun bằng lục bình thì giun dễ bị bệnh đầy hơi và trúng độc khí, cần lưu ý để có hướng điều trị phù hợp bằng cách tách riêng hoặc dùng thuốc.

Tóm lại

Mô hình chăn nuôi nào cũng có ưu nhược điểm riêng. Tùy vào điều kiện của trại mà bà con áp dụng mô hình phù hợp nhất, tiện lợi và quan trọng là phải tiết kiệm. Ngoài ra, bà con cũng cần học hỏi và đưa ra những giải pháp khắc phục các nhược điểm của mô hình. Nên thử nghiệm ở một diện tích nhỏ trước khi quyết định chuyển mô hình hoàn toàn.

Nếu bà con có nhu cầu mua giống trùn quế xin vui lòng liên hệ trang trại trùng quế Cần Thơ qua 09382 09381 gặp anh Thuận.

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255