Kỹ thuật nuôi tắc kè

Nuôi tắc kè ngày càng trở nên phổ biến và đắc giá hơn, bởi tắc kè đáp ứng được nhiều nhu cầu như: Nuôi làm cảnh, làm dược liệu quý, làm thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là xuất khẩu ra nước ngoài mang lại lợi nhuận rất lớn. Chính vì vậy mà ngày càng nhiều bà con quan tâm đến kỹ thuật nuôi tắc kè

Xem thêm: Tại sao nhiều người nuôi tắc kè? Có phải nuôi tắc kè nhanh giàu?

Chuẩn bị trước khi nuôi tắc kè

Hiểu về tắc kè, đặc điểm sinh học

Chúng tôi đã từng nói về đặc điểm sinh học của tắc kè, nắm được những đặc tính của chúng sẽ giúp bà con dễ dàng hơn trong việc chăn nuôi, giúp chúng phát triển nhanh, ít bệnh tật hơn.

Về hình dáng, bên ngoài trông giống như con thạch sùng (thằn lằn) nhưng to và dài hơn. Thân dài 15-17cm, đuôi dài 10-15cm. Đầu hình tam giác nhọn về phía mõm. Mắt có con ngươi thẳng đứng. Có bốn chân, mỗi chân có 5 ngón toè rộng, bám dính rất tốt. Da của chúng rất nổi bật, có thể có nhiều màu sắc (xanh thẫm, xanh nhạt, vàng, đen, đỏ nhạt…). Màu sắc của con vật thay đổi theo màu sắc của môi trường sống để ngụy trang che giấu kẻ thù ăn thịt. (1)

Phần giá trị nhất của tắc kè là đuôi, bởi đuôi tắc kè được xem là phần bổ nhất của chúng. Tắc kè mất đuôi trị giá bị giảm hẳn. Khi bắt tắc kè không được túm đuôi vì ngay lập tức đuôi sẽ đứt lìa ra (1 cách chạy trốn của tắc kè). Tuy nhiên, đuôi tắc kè có thể mọc lại.

Xem thêm: Tắc kè, những đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế

Tắc kè và những đặc điểm sinh học
Tắc kè và những đặc điểm sinh học

Tập tính

Về tập tính, thích sống trong các hốc cây, cột nhà hoặc nằm ở dưới các lớp ngói âm dương. Ưa bóng tối, hoạt động săn mồi về ban đêm là chủ yếu, nó ăn sâu bọ, gián, muỗi, ruồi, nhện, dế, thằn lằn nhỏ và các loài bọ cánh cứng khác. Mặc dù là loài bọ sát, nhưng chúng không có nọc độc và cắn rất đau. Chúng sẽ ngủ đông nếu nhiệt độ môi trường dưới 20 độ C.

Sinh sản

Về sinh sản, tắc kè từ 6 – 7 tháng tuổi, đạt trọng lượng trên 80g trở lên thì bắt đầu đẻ trứng, một tháng đẻ một lần mỗi lần đẻ từ 2 đến 5 trứng. Chúng đẻ liên tục trong nhiều năm, trứng bám vào vách tường hoặc thân cây sau 2 đến 3 tháng thì nở. Tắc kè con thường sống chung tổ với bố mẹ, chúng rất ít khi đổi tổ, chỉ đi tìm tổ mới khi tổ cũ đã quá chật.

Kỹ thuật nuôi tắc kè

Sau khi đã nắm được các đặc điểm và tập tính của chúng, bà con hãy tham khảo và áp dụng tốt các kỹ thuật nuôi tắc kè.

Làm chuồng, lồng nuôi

Dựa vào các đặc điểm sinh học, tập tính của tắc kè và điều kiện chăn nuôi tại nhà mà bà con làm chuồng nuôi cho hiệu quả.

Làm chuồng nuôi tắc kè hiệu quả
Làm chuồng nuôi tắc kè hiệu quả

Một số yếu tố cần có của một chuồng nuôi tắc kè:

  • Cửa cao khỏi đầu để người nuôi tiện ra vào, dễ dàng thu hoạch, khai thác.
  • Có chỗ trú ẩn, nghỉ ngơi cho tắc kè.
  • Đảm bảo độ tối phù hợp

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cách làm chuồng hiệu quả được nhiều trại tắc kè sử dụng nhất.

Vật tư làm chuồng:

  • Gạch
  • Xi măng
  • Cát
  • Gỗ
  • Lưới sắt, mắt lưới nhỏ khoảng 3mm.
  • Ống tre nứa
  • Ke sắt
  • Đinh
  • Thân cây gỗ
  • Vải màu tối

Kích thước chuồng:

  • Chiều cao: 2m – 2,5m
  • Chiều rộng: 1,2m – 1,5m.
  • Chiều dài: 3-10m
  • Mật độ phù hợp là: 30 con tắc kè con hoặc 20 con trưởng thành 1 mét vuông

Các yếu tố kỹ thuật:

  • Mặt đáy chuồng nên cách mặt đất khoảng 50cm để dễ dàng dọn phân, vệ sinh sau này.
  • Đáy chuồng có thể bằng xi măng hoặc nền gạch đều được.
  • Để hiệu quả hơn thì có thể xây 1-2 mặt là tường cho tắc kè bám vào tốt hơn. Các mặt còn lại là lưới cho thông thoáng.
  • Nên để thêm vải cũ, quần áo cũ màu tối vào để chúng có nơi trú ẩn khi gặp ánh sáng. Đặt vài cây gỗ hoặc ống tre nứa cho chúng leo trèo và đẻ trứng.
  • Làm thêm hộc gỗ, kệ gỗ để tạo nơi trú ẩn cho tắc kè, giữ trứng tắc kè an toàn hơn.

Xem thêm: Làm chuồng nuôi tắc kè hiệu quả

Chăm sóc tắc kè

Sau khi hoàn tất chuồng trại, bà con có thể thả tắc kè vào nuôi. Tốt nhất là nên chọn con giống tốt, gần đến tuổi sinh sản để có thể thu hoạch trứng sớm hơn.

Về việc cho ăn, mặc dù chúng có thể ăn nhiều loại côn trùng nhưng bà con chỉ nên cho ăn những loại sạch, ít truyền bệnh cho tắc kè. Một số loại nên tránh như: sâu, nhện, bươm bướm, gián, bọ xít…

Các loại côn trùng tốt cho tắc kè: dế mèn Thái, thằn lằn nhỏ. Nên cho chúng ăn côn trùng còn sống sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn.

Thời điểm cho ăn tốt nhất là lúc chúng vừa bò ra khỏi hộc gỗ, chỗ trú ẩn của chúng. Thường là vào ban đêm (tập tính săn mồi ban đêm của tắc kè)

Tham khảo: Tắc kè ăn gì? Cách cho tắc kè ăn hiệu quả

Tắc kè ăn gì? Cách cho tắc kè ăn hiệu quả
Tắc kè ăn gì? Cách cho tắc kè ăn hiệu quả

Chỉ cần cho chúng ăn uống đầy đủ là chúng sẽ tự phát triển tốt.

Khi cho uống chỉ cần đổ nước sạch vào các máng uống và đặt ở các vị trí trên cao.

Nên nuôi riêng tắc kè trưởng thành và tắc kè con vào các chuồng riêng biệt. Mục đích để dễ quản lý việc sinh sản của tắc kè bố mẹ và định lượng thức ăn cho tắc kè con.

Chúng cũng có tập tính ăn trứng, do đó khi chúng đẻ thì bà con cũng tranh thủ thu hoạch trứng để tránh bị hao hụt.

Dọn vệ sinh chuồng trại thường xuyên để tránh mùi hôi, không nên nuôi trong nhà.

Phân biệt tắc kè đực và tắc kè cái

Bà con cần phân biệt đực cái khi chúng đạt 10 tháng tuổi, lúc này cần chia tỷ lệ đực cái trong chuồng nuôi để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Tắc kè đực: có phần đuôi sát với hậu môn phìn to ra, lỗ huyệt lồi có gờ cao và có những chấm hình chữ V.
  • Tắc kè cái: thì có phần đuôi gần hậu môn xẹp lại, thon hơn, lỗ huyệt lép hơn, và không có chấm hình chữ V.
  • Nên ghép theo tị lệ 1 con đực 4 con cái (tỉ lệ 1:4).

Xem chi tiết: Phân biệt tắc kè đực và cái

Tóm lại

Vậy là Trang Trại Côn Trùng đã hướng dẫn bà con cách nuôi tắc kè chi tiết. Việc nuôi tắc kè không tốn quá nhiều thời gian, mấu chốt để thành công chính là chuồng trại và nguồn thức ăn chất lượng. Chúc bà con thành công

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255