Tắc kè, những đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế

Tắc kè từ lâu đã rất quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là các vùng Nam Trung Bộ. Chúng mang lại giá trị kinh tế rất cao, gần đây thì việc làm giàu từ tắc kè cũng trở thành cơn sốt trên thị trường.

Ở bài viết này, Trang Trại Côn Trùng xin nói về các đặc điểm sinh học của tắc kè, nắm được điều này sẽ giúp bà con dễ dàng chăn nuôi và phát triển tốt hơn.

Giới thiệu về tắc kè

Theo Viện từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, tắc kè (tiếng Anh: Gekko gekko), là loài bò sát cỡ trung bình, họ Tắc kè (Gekkonidae). Tên của nó được đặt cho cả chi và họ này.

Đặc điểm sinh học của Tắc kè

  • Đầu dẹt, có hình tam giác và phủ bởi vảy nhỏ dạng hạt. Mắt màu nâu hoặc vàng cam, mí mắt có màng trong suốt.
  • Có thân hình khá lớn (đứng thứ hai trong chi Tắc kè), con đực có thể dài tới 30-40 cm, con cái 20–30 cm, với trọng lượng dao động 150-300 g. Thân phủ vảy rất nhỏ hình nốt sần.
  • Đuôi chiếm 30-40% chiều dài cơ thể, có 6 – 9 khúc xám xen 6 – 9 khúc vàng nhạt, khi đứt có thể mọc lại, có 2 lỗ dưới hậu môn.
  • Tuổi thọ trung bình 7-10 năm, tuy nhiên cá biệt có những con nuôi nhất đã được ghi nhận sống đến 18 năm.
  • Lưng màu xanh xám nhạt điểm đốm vàng hoặc đỏ sáng, có nhiều nốt sần. Con đực có màu sặc sỡ hơn con cái. Bụng trắng đục hoặc xám pha nhiều chấm vàng nhỏ.
  • Lưỡi rộng, ngắn.
  • Ngón chân 5 ngón có vuốt và màng da mỏng làm thành giác bám, nhờ vậy giúp bám dính tốt.
  • Mắt có con ngươi cử động dọc, có thể mở rộng trong bóng tối, có độ tập trung rất tốt.
  • Sống đơn độc, chỉ tìm đến nhau vào mùa giao phối.

Về sinh sản, tắc kè đẻ 2 lứa trong một năm, mỗi lứa 2 trứng. Trứng bám vào vách cây, nơi kín đáo, sau hơn 3 tháng thì nở.

Chúng thường sống trong hốc cây, ăn sâu bọ. Trước khi đi kiếm ăn buổi tối thường kêu “tắc kè” và lặp lại nhiều lần.

Phân bố rộng rãi ở Châu Á. Ở Việt Nam, có từ miền trung du tới miền núi, nhiều nhất ở Nam Trung Bộ.

Tham khảo: Tắc kè ăn gì?

Thành phần dinh dưỡng của tắc kè

Năm 1958, Theo công bố của Giáo sư Đỗ Tất Lợi cùng các cộng sự thì trong đuôi tắc kè có rất nhiều chất béo (23- 25%). Trong toàn thân tỷ lệ chất béo chỉ có 13- 15%. Chất béo có 3,88% chất không xà phòng hóa. Chất béo của chúng có một loại tinh thể đặc biệt. Tuy nhiên, hoạt chất chưa rõ (Đỗ Tất Lợi, 1958).

Năm 1962 (Farmacia 5-1963, Rumania), G. Hermann, 1. Ciulei, M. Marin, Đỗ Tất Lợi, Elena Hadarag, Emilia Dumitriu và p. Balaci đã nghiên cứu thấy trong toàn thân có các axit amin theo thứ tự từ nhiều đến ít như sau: axit glutamic, alanin, glyxin, axit axpartic, acginin, lysin, serin, leuxin, isoleuxin, phenylalanin, valin, prolin, histidìn, treonin và xystein.

Giá trị kinh tế của tắc kè

Rượu tắc kè

Thường được sử dụng để làm thuốc là chủ yếu:

  • Ích tinh, lợi dương, trị bệnh phòng the cho nam giới.
  • Tăng lượng hồng huyết cầu, tăng huyết sắc tố và không ảnh hưởng tới hệ thống bạch cầu.
  • Giảm viêm đường tiết niệu.
  • Các trường hợp ù tai do thận khí kém, liệt dương, di tinh, tiết tinh sớm, nói chung là các hoạt động sinh dục kém…; bổ phế khí, dùng trong các bệnh hen suyễn lâu ngày, viêm phổi, ho lao, ho ra máu, suy nhược thần kinh…

Tuy nhiên, nên sử dụng theo hướng dẫn của người có kinh nghiệm hoặc thầy thuốc để tránh các tác hại về dạ dày.

Giá trị của tắc kè hiện nay rất cao, nhiều con loại khủng, nặng trên 300 gam và dài từ 43 cm trở lên có giá cả tỷ đồng. Nhưng bà con muốn chăn nuôi tắc kè vẫn phải cẩn thận chiêu trò của thương lái. Tìm hiểu kỹ thị trường trước khi tham gia. Vì như đã nói ở trên, trung bình con đực chỉ dài 30 – 40 cm, nên việc tìm thấy 1 con “khủng” 43cm gần như rất khó, và trong môi trường chăn nuôi thì việc này gần như không thể.

Mặt bằng chung thì chúng có giá chỉ khoảng 70.000đ/con nhỏ dài 25 đến 30 cm, nặng trên dưới 100 gam.

Tóm lại

Đây là các thông tin đã được khoa học công bố, nắm được những đặc điểm này sẽ giúp bà con dễ dàng chăn nuôi và không bị các thương lái dắt mũi. Chúc bà con thành công.

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255