Nhiều bà con thắc mắc là tắc kè để làm gì mà có nhiều người nuôi? Có phải nuôi tắc kè nhanh giàu hơn so với các loại vật nuôi khác? Mời bà con cùng tìm hiểu trong bài viết này.
TÓM TẮT
Tại sao việc nuôi tắc kè ngày càng thịnh hành?
Một số yêu tố khiến nhiều người quyết định nuôi tắc kè:
- Tắc kè được ứng dụng rất nhiều để làm dược liệu (làm thuốc). Do đó nhu cầu tiêu thụ tắc kè tăng đều.
- Tắc kè ngoài tự nhiên đã giảm đi nhiều do bị khai thác quá mức, bên cạnh đó thì việc sinh sản của tắc kè khá chậm không đáp ứng được nhu cầu thị trường.
- Tắc kè là vật nuôi có sức sống mạnh, ít khi bị bệnh tật nên khá dễ nuôi nếu nắm vững kỹ thuật nuôi tắc kè.
- Ngoài ra, trên thị trường xuất hiện thêm các nhu cầu khác như nuôi tắc kè cảnh, nuôi tắc kè lấy thịt, nuôi tắc kè xuất khẩu,…
Xem thêm: Kỹ thuật nuôi tắc kè
Có phải nuôi tắc kè nhanh giàu?
Nếu bà con tìm kiếm từ khóa “Làm giàu từ tắc kè” trên Google thì ngay lập tức sẽ xuất hiện những câu truyện lãi trăm triệu.
VD: Kinh nghiệm của người nuôi tắc kè lãi 500 triệu đồng/năm
Điều này cho thấy, việc làm giàu từ tắc kè là hoàn toàn khả thi, có thể thực hiện được. Bởi chi phí nuôi tắc kè là khá thấp, chúng có hệ miễn dịch mạnh, ít bệnh tật. Và đặc biệt, nếu bà con có nuôi dế thì chi phí sẽ còn tiết kiệm hơn nữa. Nhưng cũng chưa thể kết luận rằng nuôi tắc kè nhanh giàu hơn các loại vật nuôi khác.
Mặt khác, đừng lầm tưởng rằng nuôi tắc kè không có rủi ro:
- Tắc kè vẫn có thể bị dịch bệnh và chết hàng loạt
- Có thể không phù hợp với điều kiện khí hậu nên khó phát triển tốt.
- Thiếu kinh nghiệm nuôi nên không đạt chất lượng.
- Nguồn thức ăn không tốt nên thất bại.
- Tắc kè khá chậm để khai thác nên bỏ giữa chừng.
- Con giống không tốt dẫn đến nhiều bệnh tật.
Làm sao để hạn chế rủi ro?
Tắc kè đạt 6 tháng tuổi mới bắt đầu sinh sản và có thể khai thác, do đó bà con chỉ nên xem tắc kè là vật nuôi dài hạn, nên nuôi thêm các vật nuôi ngắn hạn hơn xen kẽ. Tránh phụ thuộc duy nhất vào 1 vật nuôi.
Nên chủ động tạo ra nguồn thức ăn chất lượng cho tắc kè. Tham khảo: Tắc kè ăn gì? Cách cho tắc kè ăn hiệu quả.
Chăm sóc tắc kè tùy theo khí hậu của vùng miền. Quan tâm nhiều về việc xây chuồng cho tắc kè.
VD: Trang Trại Côn Trùng chúng tôi áp dụng nuôi dế để tạo nguồn thức ăn bền vững cho tắc kè. Bên cạnh đó chúng tôi cũng sử dụng dế để làm thức ăn cho ếch, cá trê, chim cút, chim trĩ,… Sau 6 tháng chúng tôi có thể thu hoạch trứng tắc kè và tiếp tục tạo giống. Tham khảo mô hình nuôi tắc kè tại địa chỉ số 39 Đường 30 KDC Hưng Phú Công Ty 8, Cái Răng, Tp.Cần Thơ. Liên hệ 09382 09381 gặp anh Thuận để được tư vấn từ xa.
Tóm lại
Việc nuôi tắc kè ngày càng thịnh hành do cung cầu của thị trường, thị trường hiếm nên giá ngày càng cao khiến nhiều bà con quyết định chăn nuôi. Tuy nhiên, để thành công bà con cần nắm được các kỹ thuật nuôi, chọn con giống tốt và chủ động tạo ra nguồn thức ăn tốt. Chúc bà con thành công.