Nhiều bà con đang rất quan tâm về vấn đề cách nhân giống tắc kè sao cho hiệu quả. Nhiều khi nuôi thấy có vỏ trứng nhưng không thấy tắc kè con, không biết thu hoạch và ấp trứng ra sao. Vậy Trang Trại Côn Trùng xin giải đáp một số thắc mắc của bà con về việc nhân giống trong bài viết này.
Các bước nhân giống tắc kè
Kỹ thuật nhân giống tắc kè có thể nói là rất dễ. Điều quan trọng nhất vẫn nằm ở phần chuẩn bị và thăm chừng đối với trứng tắc kè.
- Đầu tiên, bà con chuẩn bị hộc gỗ, kệ gỗ hoặc ống cây rỗng để tắc kè làm tổ, đẻ trứng bám vào. Sau này khi khai thác chỉ cần lấy hộc gỗ ra sẽ thuận tiện hơn, không vỡ trứng. Xem lại: Làm chuồng nuôi tắc kè
- Tiếp theo, bà con thu hoạch trứng ra để riêng một chuồng khác.
- Trứng tắc kè không cần ấp, sau khoảng 85 – 100 ngày thì trứng sẽ nở, chúng ta chuyển chúng vào chuồng nuôi tắc kè con.
- Nên cho tắc kè con ăn những con dế nhỏ tầm 20 ngày sẽ rất tốt.
- Ứng dụng các kỹ thuật nuôi tắc kè như ở bài viết trước.
Tại sao cần nhân giống tắc kè?
Trong tự nhiên, tắc kè bố mẹ sẽ tự sinh sản, bảo vệ trứng, tự kiếm ăn,… tắc kè con sẽ ở cùng bố mẹ cho tới khi tổ quá chật phải rời đi.
Tuy nhiên, trong môi trường nuôi chuồng với mật đồ dày 30 con/m2 thì rất khó để chúng có thể bảo vệ được trứng. Nhiều con trưởng thành khác sẽ ăn mất trứng, hoặc tắc kè con sẽ trở thành mồi khi vừa nở ra. Đó là lý do vì sao chúng ta thấy trứng nở nhưng không thấy tắc kè con.
Do vậy, bà con cần thực hiện nhân giống. Thường vào giai đoạn 5 – 6 tháng tuổi, bà con cần chuẩn bị làm chuồng cho tắc kè con trước. Thêm hộc gỗ, kệ gỗ và bổ sung thêm nước, thức ăn đầy đủ hơn.
Tách trứng riêng ra khỏi bố mẹ và bảo quản trứng khỏi các loài khác. Nên chăm sóc tắc kè theo từng lứa tuổi riêng để dễ quản lý hơn.
Lời kết
Ngày nay, giá trị của tắc kè phần lớn là nhờ xuất khẩu nên việc khai thác tắc kè phát triển rất nhanh. Do đó tắc kè trong tự nhiên ngày càng ít đi, bà con nên nhân giống thay vì chỉ bán thịt. Góp phần bảo vệ giống tắc kè. Trang Trại Côn Trùng chúc bà con thành công.