Khi tiến hành nuôi tắc kè, người nuôi phải sẵn sàng tâm lý rằng sẽ bị tắc kè cắn. Vậy tắc kè cắn có độc không? Có đau và nguy hiểm không? Mời bà con cùng đọc bài viết này nhé!
Tắc kè cắn có độc không?
Tắc kè không có độc như rắn, nhưng lực cắn của chúng khá mạnh.
Với một con trưởng thành, chúng cắn và xé mạnh có thể khiến tay bạn chảy máu. Do đó khi nuôi hoặc thuần phục tắc kè thì bà con nên đeo bao tay dày để tránh bị thương khi chúng tấn công.
Nếu lỡ bị tắc kè cắn chảy máu thì bà con nên sát trùng bằng cách rửa tay với xà phòng hoặc oxy già.
Để hiểu rõ hơn, mời bà con xem video sau đây (lưu ý: video có các hình ảnh liên quan đến máu, có thể không phù hợp với một số người):
Thuần hóa tắc kè để không bị cắn
Việc thuận hóa tắc kè sẽ giúp bà con hạn chế bị cắn hơn, mặt khác sẽ tạo ra nhiều cảm xúc hơn khi nuôi (giống như thú cưng vậy).
Nếu mới bắt về, bà con nên để trong chuồng khoảng 3 tháng để chúng dần quen với môi trường rồi hãy bắt đầu thuần hóa.
Chúng không giống như chó mèo, không thích bị cầm nắm nhiều nên cần hạn chế. Nên tạo niềm tin dần, không nên nóng vội. Và nếu muốn vuốt ve thì nên nhẹ nhàng.
Không chủ động nhét thức ăn vào miệng của chúng. Nên đặt côn trùng ở ngoài để dụ chúng ra.
Ban đầu nên đeo bao tay để tránh bị cắn, vuốt ve nhẹ nhàng tầm 10 – 15p rồi thả lại vào chuồng. Làm như thế mỗi ngày đến khi không bị cắn nữa thì có thể cầm tay không.
Lưu ý là không nên nuôi con chưa thuần hóa chung với những con đã thuần hóa. Khi có con cắn bạn thì những con khác cũng sẽ cắn, do đó rất khó thuần hóa.
Lời kết
Tắc kè là loài bò sát có hình dáng tương tự như cá sấu, do đó khi cắn chúng cũng dồn toàn bộ sức mạnh vào hàm và xé nhanh khiến mục tiêu bị thương. Do đó bà con cần cẩn thận khi tiếp xúc nếu chúng chưa được thuần hóa hoàn toàn. Ngoài ra, chúng không có độc như rắn nên bà con cũng không cần quá lo lắng. Chúc bà con chăn nuôi thành công.