Dế là một trong những loại rất sạch trong thế giới côn trùng, bởi chúng chỉ cần dính phân, thuốc là sẽ chết hàng loạt. Rất nhiều nơi trên thế giới đã ra đời nhiều món ăn từ dế, có khoảng 2 tỷ người trên thế giới thường xuyên tiêu thụ dế. Trong bài viết này, mời bà con cùng tìm hiểu xem ăn dế có tốt không và giá trị dinh dưỡng như thế nào nhé.
TÓM TẮT
Ăn dế có tốt không?
Việc ăn dế đã được chứng mình là tốt cho đường ruột, một nghiên cứu được thực hiện bởi tiến sĩ Valerie Stull, tại Đại học Wisconsin-Madison thuộc Viện nghiên cứu môi trường Nelson, Mỹ.
Dế có thể xem là nguồn cung cấp protein, vitamin, khoáng chất và chất béo khá tốt cho con người. Ngoài ra, dế cũng có chứa chất xơ, chitin (kitin). Loại chất xơ này rất khác so với trái cây và rau quả. Chúng đóng vai trò nuôi dưỡng hệ vi sinh đường ruột, thậm chí một số loại chất xơ ví dụ như prebiotics còn thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn có lợi.
Tuy nhiên, dế không trực tiếp bổ sung thêm các vi sinh cho đường ruột, cũng không tạo ra sự thay đổi hay tác dụng phụ nào. Chủ yếu, chúng gia tăng đáng kể lượng enzyme trao đổi chất có lợi cho đường ruột ví dụ như Bifidobacterium animalis và sự suy giảm TNF-alpha, một polypeptid gây viêm mãn và có liên quan đến chứng trầm cảm, ung thư.
Chi tiết: Ăn dế và côn trùng rất tốt cho đường ruột
Giá trị dinh dưỡng của dế
Theo như tìm hiểu thì các nghiên cứu dinh dưỡng về côn trùng tại Mỹ cho rằng “thịt dế tốt hơn thịt bò”.
Lý do là vì trong dế có lượng Sắt lớn hơn nhiều so với thịt bò, sắt là thành phần dinh dưỡng chủ yếu khiến thịt bò trở nên thịnh hành như ngày nay. Mặt khác, hệ tiêu hóa của người hấp thụ sắt từ dế cũng tốt hơn từ thịt bò.
Để có cái nhìn tổng quan, mời bà con xem các thành phần bên dưới
Thành phần hóa học của dế
Thành phần acid béo trong toàn thân dế (Acheta domesticus) tính theo tỷ lệ % trong acid béo tổng cộng: acid béo bão hòa (SFA): palmitic acid (27,9); stearic acid (5,8); acid béo chưa bão hòa (PUFA): oleic acid (18:1) (29%), linoleic acid (18:2): 2,1% (The Food Insects Newsletter Vol IV, No 1, March 1991).
Lượng chitin trong Dế chiếm khoảng 8,7% toàn trọng lượng thân và chitin của dế có phẩm chất tốt hơn chitin của Tôm và Cua. Tỷ lệ các acid amin căn bản trong chất đạm của Dế (Gryllus testaneceus): lysin (4,79%), methionin (1,93%), cystein (1,01%).
Tham khảo: vị thuốc dế
Thành phần dinh dưỡng của dế
Trong 100g dế có thể chứa:
- Calori 121
- Chất đạm 12,9 g
- Chất béo 5,5 g
- Carbohydrat 5,1 g
- Sắt 9,5 mg
- Vitamin B2: 0,03mg
- Calcium: 9,21mg
- Phosphor: 126,9mg
- Magnesium: 0,13mg
- Vitamin B1: 1,24 mg
- Niacin (PP): 18,3 mg
Dế là thức ăn của tương lai
Nếu bà con có theo dõi tình hình nuôi dế ở nước ngoài thì sẽ có thể nắm được nhận định dế là thức ăn của tương lai.
Đây là nhận định của các chuyên gia nghiên cứu về thực phẩm. Họ đánh giá rằng với tốc độ gia tăng dân số toàn cầu như hiện nay thì đến năm 2050 chúng ta sẽ đối mặt với nạn đói. Các đơn vị sản xuất thực phẩm phải hoạt động hết năng suất cũng chưa chắc có thể đáp ứng kịp, và vì thế thực phẩm “bẩn” sẽ lên ngôi.
Cho nên, nếu không muốn con cháu phải ăn hóa chất mỗi ngày từ thực phẩm “bẩn”, thì thế giới cần tìm một giải pháp an toàn hơn, và đó là thức ăn từ dế.
Dế có tốc độ phát triển nhanh và cực kỳ sạch so với các loại côn trùng khác. Khi nuôi dế với số lượng lớn thì lượng CO2 thải ra môi trường cũng nhỏ hơn so với nhiều loại vật nuôi khác.
Một trong những sản phẩm tiêu biểu nhất từ dế đó là bột dế, được xem là có thể thay thế bột cá.
Tham khảo: bột dế
Ăn dế có bị ngộ độc không?
Người ta đã thống kê trên thế giới có trên 1000 loài côn trùng có thể ăn được trong đó có dế. Lượng protein trong côn trùng nhiều và dễ hấp thụ hơn so với thịt, cá so với cùng khối lượng. Tuy nhiên nếu chế biến sơ sài hoặc không đúng cách thì vẫn có thể bị ngộ độc thực phẩm.
Các trường hợp ngộ độc thường xảy ra do thiếu hiểu biết về côn trùng, chủ quan về kinh nghiệm cá nhân hoặc chế biến theo phương pháp nhân gian nên không thể kiểm định mức độ an toàn.
Cụ thế, có nhiều loài côn trùng mang mầm độc trong cơ thể như bọ cạp, ong, nhện,… để tự vệ hoặc bắt mồi, nếu ăn sẽ rất dễ bị trúng độc do đó cần chế biến thật kỹ. Ngoài ra, trong cơ thể nhiều loại côn trùng còn có thể bị nhiễm nấm độc hay vi khuẩn ký sinh. Nếu ăn phải côn trùng bị nhiễm nấm độc có thể bị ngộ độc và dị ứng nghiêm trọng.
Chưa kể, nếu ăn ngoài tiệm bà con có thể ăn phải nhiều loại côn trùng bị “hô biến” qua hóa chất, gây ngộ độc.
Riêng về dế, chưa thấy trường hợp ngộ độc nào liên quan đến loại côn trùng này. Chúng không thể tiêu thụ thức ăn có chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ vì sẽ chết hàng loạt. Và bản thân dế cũng không mang nọc độc nào nên rất an toàn khi làm thức ăn.
Tuy nhiên, nên chế biến dế khi còn sống để đảm bảo chất lượng món ăn tốt nhất. Tránh chế biến khi dế chết vì có thể các loài nấm độc sẽ phát triển nếu không bảo quản tốt.
Hi vọng bài viết này sẽ trả lời được thắc mắc ăn dế có tốt không của bà con.
Xem tiếp: Cách nuôi dế mèn thái