TÓM TẮT
Ruồi lính đen là con gì?
Ruồi lính đen có tên khoa học là Hermetia Illucens – (Tiếng Anh là Black Soldier Fly). Ruồi lính đen có vòng đời rơi vào khoảng 45 ngày. Ruồi lính đen xuất hiện nhiều ở Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới (thường những nước có khí hậu nhiệt đới).
Dưới đây là bản đồ đánh dấu RLĐ tự nhiên (màu đỏ), RLĐ được nhân nuôi (màu xanh).
Tại sao ngày nay người ta lại quan tâm nhiều đến RLĐ đến như vậy? Trong bài viết này tôi chia sẻ những thông tin chi tiết về Ruồi lính đen và ứng dụng của chúng như thế nào?
Trên hình ảnh là 2 con Ruồi lính đen đang giao phối với nhau. Thông thường sau khi giao phối Ruồi lính đen cái sẽ đẻ khoảng 300 – 500 trứng. Có khi đạt 800 trứng tùy vào môi trường, nhiệt độ, và nhiều yếu tố khác.
Những con số ấn tượng của Ruồi lính đen mang lại như:
1 – Vòng đời ngắn 45 ngày
2 – Một lần đẻ tốt nhất khoảng 800 trứng
3- Cân 1gram trứng cho ra 3-4kg ấu trùng trưởng thành
4 – Tăng trọng 6.000 lần trong vòng 15 ngày.
5- Không thấy xuất hiện bất cứ bệnh lý nào cho đến nay
6 – Ruồi lính đen có mặt khắp nơi trên thế giới
Vòng đời
Trên hình ảnh thể hiện rõ những giai đoạn của Ruồi lính đen trong quá trình phát triển. Có 6 giai đoạn nắm rõ để nuôi ruồi lính đen thành công.
Xem chi tiết: Vòng đời của ruồi lính đen
02 năm kinh nghiệm nuôi Ruồi lính đen thành công có thể tóm lại thành 03 giai đoạn cực kỳ quan trọng.
Giai đoạn 1: Ấp trứng nở thành công.
Giai đoạn 2: Nuôi ấu trùng trưởng thành
Giai đoạn 3: Khai thác trứng ruồi lính đen thành công.
Nông nghiệp chăn nuôi khai thác giai đoạn 2 của Ruồi lính đen và nông nghiệp trồng trọt khai thác phân của Ruồi lính đen làm phân bón.
Việc ứng dụng Ruồi lính đen ngày nay đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho nông dân, cho quốc gia, cho trái đất này.
Có mấy cái ứng dụng được liệt kê dưới đây:
1 – Xử lý môi trường (phế phẩm hữu cơ)
2 – Ấu trùng ruồi lính đen là thực phẩm giàu dinh dưỡng tự nhiên cho vật nuôi
3 – Phân từ Ruồi lính đen rất tốt cho việc làm phân bón cho nông nghiệp trồng trọt
4 – Bột ấu trùng ruồi lính đen có thể thay thế bột cá
5 – Dầu được trích ly từ ấu trùng ruồi lính đen được dùng vào chăn nuôi giàu chất béo
6 – Chitin/Chitosan được trích ly từ vỏ của ấu trùng đen.
Hiện tại Việt Nam có nhiều người nông dân đã ứng dụng thành công Ruồi lính đen vào Nông nghiệp tự nhiên.
Cần chuẩn bị gì để nuôi Ruồi?
Ruồi lính đen rất phù hợp sống ở vùng có nhiệt độ trung bình vào khoảng 25-35 độ C. Những vùng phía Bắc Việt Nam sẽ gặp khó khăn vào mùa đông (tháng 11 – tháng 2 hàng năm) khí trời rét đậm có khi rơi xuống dưới 15 độ C.
Điều kiện cần thiết để nuôi thành công ruồi lính đen.
1 – Vùng khí hậu có nhiệt độ 25-35 độ C
2- Có nhiều nguồn thức ăn là phế phẩm như: phế phẩm hữu cơ từ nông nghiệp trồng trọt, phế phẩm từ nhà máy chế biến trái cây, thu gom phế phẩm từ chợ, thực phẩm thừa bỏ từ các bếp ăn công nghiệp,….
3 – Có diện tích chăn nuôi khoảng 100m vuông tối thiểu.
4 – Một ít vốn dùng trang bị dụng cụ nuôi và trứng ruồi giống
Việc đầu tiên,
Chọn mua trứng giống hay ấu trùng? Tốt nhất là nên mua trứng từ những trang trại lớn có uy tín (bảo hành về chất lượng trứng)
Vì hiện nay có rất nhiều trại ruồi lính đen mọc lên như nấm sau mưa. Họ không có trang trại qui mô mà là hộ nuôi nhỏ lẻ (không có tính chất lâu dài). Cần xem xét kỹ trước khi quyết định mua hàng.
Link tham khảo giá trứng từ Trang Trại Côn Trùng có qui mô lớn tại Việt Nam
Việc thứ hai,
Cần làm là xem nhiều Video clip hướng dẫn trên kên Youtube giúp hình dung ra được cách làm dụng cụ nuôi, chuồng nuôi, cách làm mùng cho ruồi, cách làm nẹp gỗ cho ruồi đẻ, cách cho ăn,…
Rất nhiều kỹ thuật trong suốt quá trình nuôi cần được tham khảo nhiều từ thực tế hoặc từ kênh Youtube.
Những thông số mang tính chất tham khảo khi nuôi:
1 – Trung bình 20gram trứng ruồi sẽ nuôi trên diện tích 4m vuông
2 – Nuôi từ 20gram trứng cho ra khoảng 50-60kg ấu trùng trưởng thành
3 – 50kg ấu trùng khi thành ruồi có thể cho khoảng 500gr trứng
4 – Lượng thức ăn gấp khoảng 3 lần trọng lượng ấu trùng.
5 – Lượng phân thải ra 1/5 lần trọng lượng ấu trùng trưởng thành
Việc thứ ba,
Có rất nhiều cách làm chuồng nuôi cần tham khảo nhiều để chọn cho mình một kiểu chuồng nuôi phù hợp với qui mô chăn nuôi hiện tại.
Nuôi trên nền xi măng là cách nuôi mang tính chất bền vững hơn những kiểu chuồng nuôi bằng bạt 2 lớp nuôi lươn. Tốt nhất là xây xi măng chiều cao mỗi hộc nuôi chỉ cần 1 cục gạch là quá chuẩn.
Thông thường diện tích 1 hộc nuôi là ngang 1,5m dài khoảng 2m để dễ khai thác ấu trùng hơn.
Việc thứ tư,
Tìm nguồn thức ăn cho ấu trùng như: phế phẩm từ chợ rau củ quả hư thúi, cơm thừa từ bếp ăn công nghiệp, công ty chế biến thức ăn hoặc trái cây có nguồn phế phẩm,…
Nguồn phế phẩm phải có thường xuyên không theo mùa, càng rẻ càng tốt, miễn phí thì tuyệt vời (nên cân nhắc chi phí vận chuyển và công lao động). Thường thì phế phẩm sẽ rơi vào giá 1k-2k là hợp lý.
Vì còn chi phí công lao động nữa nên việc nuôi ấu trùng hết sức lưu ý phần này. Đặc biệt nên nuôi cách xa khu dân cư vì mùi hôi thối từ phế phẩm mang về.
Việc thứ năm,
Chuẩn bị những dụng cụ cho việc nuôi ấu trùng như: Khay bít 1 tấc (khay nhựa dùng làm trong thủy sản), nẹp gỗ cho ruồi đẻ (gạc đè lưỡi) xếp thành hình tam giác là hợp lý,…
Chuẩn bị mùng cho ruồi, thường thì mua mùng trắng ngoài chợ cũng được hoặc mua lưới về làm mùng (lưới dùng nhà lưới trồng rau). Mấy cái này cũng dễ không khó làm.
Quan trọng là mùng phải có ánh nắng (ánh sáng của nắng) thông quan tole sáng. Chứ không nên để mùng ngoài mưa vì mưa sẽ làm ruồi chết.
Cái thùng mùi cho ruồi để cũng nên biết làm như thế nào cho hợp lý giúp ruồi đẻ nhiều. Phun thêm nước cho ruồi uống thường thì 5-7 lần/ngày.
Mọi thông tin kỹ thuật nuôi ruồi đẻ trứng nên xem nhiều video clip trên kênh youtube sẽ giúp hình dung và dễ làm hơn.
Trên đây là tất cả những việc cần làm để nuôi ruồi thành công. Trong bất cứ việc gì lúc đầu cũng gây nhiều khó khăn. Nên cần tham khảo kỹ những video clip được chia sẻ rộng rãi trên kênh Youtube.
Nếu điều kiện cho phép thì tốt nhất nên đến tham quan trực tiếp để được tư vấn cũng như được chia sẻ những kỹ thuật cơ bản.
Ứng dụng vào nông nghiệp chăn nuôi như thế nào?
Việc chăn nuôi ngày nay không còn khó khăn như 10-20 năm trước. Áp dụng nhiều kỹ thuật chăn nuôi mới giúp cho việc chăn nuôi dễ dàng hơn.
Nhưng khi áp dụng quá nhiều thứ làm cho người nuôi cũng gặp khó trong việc lựa chọn cách chăn nuôi nào phù hợp và mang lại nhiều lợi nhuận nhưng vẫn đảm bảo được sản phẩm chất lượng.
Ngày nay người chăn nuôi dùng quá nhiều vacxin và thức ăn công nghiệp nên sản phẩm kém chất lượng, bán giá thấp thị trường không ổn định. Người chăn nuôi không còn lợi nhuận. Nhiều trường hợp dẫn đến thua lỗ, phá sản
Như vậy,
Giải pháp nào cho người chăn nuôi ngày nay. Để đáp ứng được 2 điều chất lượng sản phẩm và lợi nhuận. Giải quyết bài toán này không khó quan trọng là người chăn nuôi có chịu khó hay không mà thôi
Việc ứng dụng côn trùng vào chăn nuôi đã có từ lâu đời mà ngày nay người chăn nuôi bỏ quên chúng. Trước đây Ông Bà chúng ta chăn nuôi như thế nào? Giờ chúng ta sẽ làm như thế đó.
Trước đây qui mô chăn nuôi không lớn như ngày nay. Nhưng nếu chúng ta chịu khó tạo ra nhiều loại côn trùng để phục vụ cho chăn nuôi thì bài toán trên đã có giải pháp.
Giải pháp ở đây tôi muốn chia sẻ là gì?
Hãy nuôi côn trùng làm thức ăn cho vật nuôi, cộng thêm những loại rau, lúa, bắp,..
Côn trùng ở đây là những con gì? Trùn quế không được xem là côn trùng nhưng trong việc chăn nuôi mà thiếu trùn quế là một điều thiếu xót vô cùng. Con dế mèn thái là côn trùng, con ruồi lính đen là côn trùng,…
Việc nuôi trùn quế, dế mèn thái, ruồi lính đen quá đơn giản. Nhưng tại sao người chăn nuôi chưa chịu áp dụng.
Nuôi côn trùng làm gì?
Vừa tạo ra được thức ăn giàu đạm cho vật nuôi vừa giúp vật nuôi trở thành sản phẩm chất lượng có giá bán cao trên thị trường.
Việc ứng dụng ấu trùng ruồi lính đen cho gà, cá,lượn, tôm, cua, baba, cua đinh, chim cút, chim trĩ,…đã và đang được nhiều nước trên thế giới áp dụng từ hơn 50 năm qua.
Tại Việt Nam cũng đã được áp dụng hơn 10 năm qua nhưng chưa được phổ biến đến người chăn nuôi.