Các mô hình nuôi chim cút được rất nhiều bà con quan tâm trong suốt thời gian qua. Chim cút dễ nuôi, sinh sản nhanh và có giá trị dinh dưỡng cao, vì vậy thu nhập từ chim cút cũng cao hơn so với nhiều loại gia cầm khác.
Trang trại côn trùng Cần Thơ xin chia sẽ các kỹ thuật nuôi chim cút thả vườn, từ việc ấp trứng cho đến khai thác chim cút sao cho hiệu quả nhất.
Chuẩn bị nuôi chim cút
Để đạt hiệu quả cao trong chăn nuôi, chúng ta cần tạo ra môi trường sống thuận lợi nhất cho vật nuôi phát triển. Đối với chim cút cũng vậy, những yếu tố để cút phát triển tốt mà bà con cần chuẩn bị:
Nhiệt độ môi trường
Nhiệt độ chính là thứ bà con cần phải theo dõi trong suốt quá trình nuôi cút thả vườn. Nếu nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh sẽ khiến cút chậm phát triển thậm chí bị chết.
Nhiệt độ thích hợp cho cút từ 25 – 35oC Từng thời điểm cần thay đổi nhiệt độ thích hợp như sau:
- Ấp trứng cút: 37 – 37,2oC
- Cút mới nở: 35 – 36oC
- Cút 1 tuần tuổi: 32 – 34oC
- Cút trưởng thành: 25 – 35oC
Cần kết hợp xây mái lá, che chắn kỹ lưỡng để nhiệt độ ổn định.
Lựa chọn chim cút giống
Có 3 loại giống mà bà con có thể lựa chọn: trứng cút, cút non và cút bố mẹ trưởng thành.
Nếu mua trứng cút lộn ngoài chợ về ấp thì tỷ lệ nở đạt khoảng 30 – 40%. Hoặc đến các cơ sở cút giống uy tín thì có thể lên tới 60 – 70%. Bà con cần mua máy ấp trứng và chuồng úm cút khi chọn trứng cút làm giống. Đây là những thứ cần thiết có thể sử dụng lại sau này nên việc đầu tư sớm cũng rất hợp lý.
Chọn cút bố mẹ trưởng thành để làm giống sẽ giúp bà con có trứng mỗi ngày để ấp. Cần lựa chọn những con khỏe mạnh, không dị hình dị tật, háu ăn, nhanh nhẹn, không bị xù lông,… Tuy nhiên giá thường khá đắt và tốn chi phí thức ăn ban đầu lớn.
Chế tạo máy ấp trứng
Máy ấp trứng là một trong những thiết bị cần thiết, để chế tạo thành công máy ấp trứng bà con cần chuẩn bị:
- Thiết bị tạo nhiệt (máy ấp trứng)
- Thùng xốp
- Ly nước cao cỡ lớn
- Trấu lót
Các bước lắp đặt máy ấp trứng:
Xây chuồng nuôi cút và lồng úm cút
Nếu bà con nuôi quy mô nhỏ dưới 100 con thì có thể sử dụng thùng xốp để úm cút. Nếu nhiều hơn, chúng ta cần xây dựng chuồng úm tốt hơn.
Chuồng úm cút con rộng 1 mét vuông, cao 30 cm là có thể úm 200 con chim cút. Lót trấu để giữ nhiệt, trang bị hộc ăn và bình nước uống. Nên trộn Super bio Gs cho cút ăn để khi chúng thải phân không bị hôi, nấm mốc gây bệnh.
Thức ăn cho chim cút
Trang trại cút tại Cần Thơ của chúng tối sử dụng những thức ăn cho chim cút từ tấm, cám cho cút, trùn quế sinh khối, dế, ấu trùng ruồi lính đen trộn với một số loại rau, thực vật,…
Thức ăn theo độ tuổi của cút:
- Dưới 10 ngày tuổi: sử dụng cám công nghiệp cho cút, không sử dụng cám gạo.
- Trên 10 ngày tuổi: có thể trộn cám và tấm theo tỷ lệ 1:1.
- Trên 20 ngày tuổi: Ngoài tấm và cám, bà con có thể cho ăn bổ sung trùn quế, dế, sâu canxi, và các loại rau như chùm ngây, lá lốt, bạc hà, xả,…
Như đã nói ở trên, chúng tôi cũng trộn men vi sinh Super Bio GS vào cám để tiết kiệm công sức vệ sinh chuồng, không bị hôi chuồng.
Quy trình nuôi chim cút thả vườn
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ cũng như chọn được giống nuôi, chúng ta sẽ tiến hành nuôi chim cút như sau:
Ấp trứng cút tại nhà
Sau khi đã mua trứng cút về hoặc thu trứng từ cút giống, chúng ta sẽ tiến hành ấp.
- Mỗi 1 thùng xốp ấp được 200 – 300 trứng.
- Lót trấu dưới đáy thùng để giữ nhiệt, không cần để thức ăn.
- Nhiệt độ thích hợp là 37 – 37,2oC
- Độ ẩm không vượt quá 70%, nếu thiếu ẩm có thể bỏ thêm một ly nước vào.
Tỷ lệ nở sẽ không đạt 100%, chỉ ở khoảng 30% nếu trứng mua ở chợ và 60% đối với trứng mua tại trại giống.
Sau khi con non vừa nở chúng ta chuyển sang lồng úm ngay để khô lông.
Úm cút con
Sau khi chuyển qua lồng úm, bà con cần đảm bảo các yếu tố sau:
- Nhiệt độ trong lồng úm 35 – 36oC.
- Để cám cút vào hộc ăn, trộn super bio để phân cút không hôi.
- Nên pha rượu tỏi vào nước uống khoảng 30cc cho bình 2 lít nước.
- 5 – 10 thay trấu lót chuồng 1 lần.
Xử lý chuồng trại
Việc xử lý chuồng trại nuôi cút rất quan trọng, bất kể vật nuôi nào cũng cần môi trường tốt, phù hợp với điều kiện sống.
Đối với việc nuôi cút thả vườn với mật độ dày, nếu không dọn dẹp kỹ lưỡng sẽ bị hôi. Vì cám trộn super bio thì phân không hôi, nhưng những côn trùng mà chúng ta cho ăn không hề có super bio, vậy làm thế nào để xử lý?
Cách chúng tôi xử lý tại trại cút Cần Thơ là sử dụng vi sinh Emuniv. Đây là một loại men chứa các loại vi sinh phân hủy chất thải, chỉ cần rải lền nền chuồng sẽ xử lý đc mùi hôi. Trung bình 100m2 sẽ sử dụng 3 gói Emuniv
Ngoài ra, che chắn chuồng trại kỹ lưỡng để hạn chế chuột tấn công. Nên có tường bao xung quanh để chống gió, nguy cơ dẫn đến việc cút chết hàng loạt.
Cách phân biệt cút trống và cút mái
Chúng tôi thường phân biệt cút trống mái qua lông cổ và ức. Thông thường cút đạt 30 ngày tuổi là đủ lông đủ cánh để có thể phân biệt.
- Cút trống: toàn bộ lông ở phía dưới cổ và ức có màu đỏ verni (hoặc vàng).
- Cút mái: lông ở phía dưới cổ và ức màu trắng có lốm đốm đen như hạt cườm.
Ngoài ra có một số giống cút như cút nâu, không thể phân biệt được trống mái qua màu lông cổ và ức ở tuần tuổi thứ ba. Trường hợp này phải đợi đến lúc cút được 6 tuần tuổi, lúc đó con trống có bầu tinh phát triển rõ ở sau đuôi; nếu không có bầu tinh là con mái.(1)
Đặc điểm của cút trống lúc trưởng thành (trên 6 tuần tuổi) là có bầu tinh rất lớn ở sau đuôi, bằng đầu ngón tay, màu đỏ và chứa đầy tinh dịch, đồng thời cút biết gáy.
Phòng bệnh cho chim cút
Sức đề kháng của chim cút tốt hơn khá nhiều so với gà, vịt. Tuy nhiên, việc phòng bệnh cho chim cút cũng cần được quan tâm kỹ lưỡng, đặc biệt là việc vệ sinh chuồng và xử lý chuồng trại, chuồng úm như đã đề cập ở trên.
Ngoài ra, còn một số điều bà con cần lưu ý khi chăn nuôi:
- Các bệnh thường gặp ở chim cút là Newcastle (hay bệnh gà rù), ngộ độc thức ăn, sưng mắt, tiêu chảy, bại liệt, suy dinh dưỡng.
- Nên cho uống nước rượu tỏi từ 3 – 5 ngày đầu mới nở để tăng sức đề kháng từ nhỏ.
- Thức ăn cần tươi, sạch không được mốc hay có mùi lạ, không chứa hóa chất, phân bón hóa học. Trong môi trường ẩm ướt nhiệt độ cao thì thức ăn phải đảm bảo để chim không bị ngộ độc.
- Bổ sung vitamin A để tránh sưng mắt
- Thêm canxin và photpho để tránh bị bại liệt.
- Trong quá trình chim đẻ trứng thì cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tránh tình trạng chim bị suy dinh dưỡng, chim đẻ không đều và trứng đẻ ra bị dị dạng.
- Có thể bổ sung đạm tự nhiên bằng các loại côn trùng như trùn quế, dế, ruồi lính đen.
Tóm lại
Vậy là chúng tôi đã chia sẽ xong kỹ thuật chăn nuôi chim cút thả vườn đạt hiệu quả. Đây cũng là những kỹ thuật mà chúng tôi đang triển khai tại trang trại cút Cần Thơ.
Bà con cần thêm thông tin tham khảo có thể đến trực tiếp mô hình của chúng tôi tại địa chỉ số 39 Đường 30 KDC Hưng Phú Công Ty 8, Cái Răng, Tp.Cần Thơ (cây xăng Hồng Hào 9 chạy vào 300m.) Chúng tôi luôn sẵn sàng chia sẽ kỹ thuật cho bà con muốn khởi nghiệp từ chim cút.
Hoặc nếu ở xa có thể liên hệ 09382 09381 gặp anh Thuận để được tư vấn.