Cách làm chuồng nuôi trùn quế hiệu quả

>> Đây là bài thứ 2 trong chuỗi bài viết hướng dẫn kỹ thuật nuôi giun quế năng suất cao và hiệu quả.

Ở bài trước chúng ta đã biết được những đặc tính và điều kiện để trùn quế phát triển tốt nhất. Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu cách làm chuồng nuôi trùn quế đơn giản và đáp ứng được nhu cầu của con trùn quế, để nó dễ dàng sinh sản và không bỏ đi.

Cách làm chuồng nuôi trùn quế

Chọn nơi làm chuồng

Dựa vào nhu cầu và mục đích cụ thể mà chúng ta lựa chọn vị trí làm chuồng cho hợp lý.

Ví dụ: Bạn nuôi trùn quế để lấy phân bón cây trồng, khi đó bạn chỉ cần một diện tích nhỏ khoảng 100m2 để khai thác phân trùn, vì không phải ngày nào cây trồng cũng cần bón phân nên sẽ có thời gian để bạn lưu trữ. Nhưng ngược lại, nếu bạn cần khai thác trùn thịt để làm thức ăn cho nhiều vật nuôi thì bạn cần diện tích lớn hơn, vì vật nuôi ngày nào cũng phải ăn. Ngoài ra, bạn nên nghĩ đến việc sẽ mở rộng đàn vật nuôi, cây trồng trong tương lai, vì thế nếu nơi đặt trại trùn quế có thể mở rộng sẽ rất tuyệt vời.

Các kỹ thuật làm chuồng giun quế quan trọng:

  • Chọn nơi xây cất chuồng trại phải cao ráo có thể thoát nước tốt khi mưa giông và lũ lụt. Có thể lót cao su bên trong hộc trùn quế để tránh bị ngập vào hộc. Điều này rất quan trọng vì khi bị ngập nước trùn quế sẽ bỏ đi.
  • Có thể xây dựng chuồng trùn quế dưới bóng cây to để giữ độ ẩm và giảm nhiệt độ khi trời nóng. Luôn nhớ nhiệt độ thích hợp để chúng phát triển tốt nhất là 20 – 30oC.
  • Dùng cao su hay gạch ống xây hộc trùn quế sao cho chiều ngang dài tối đa 2m trở lại để thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch sau này, chiều dài muỗi hộc có thể làm tự do tùy theo điều diện tích đất mà mình sử dụng, chiều cao mỗi hộc xây lên 3 hay 4 cục gạch ống là tương đối tốt.
  • Mỗi luống trùn quế cách nhau 1m để có thể đẩy xe vận chuyển phân ra vào thường xuyên thuận tiện lúc cho ăn hay vận chuyển phân trùn ra ngoài.

Kỹ thuật làm chuồng giun quế

Tùy vào diện tích mà chúng ta xây dựng chuồng cho phù hợp.

  • Diện tích 100m2: Ngang: 5m – dài: 25m – cao: 0,4m(hộc); Chuồng cao 3m.Bề ngang 5m ta xây thành 2 hộc mỗi hộc ngang 2m và chừa đường đi ở giữa 1m. Chiều cao hộc: chúng ta xây khoảng 4 viên gạch là đủ. Đáy hộc: chúng ta lót 1 lớp vữa hồ khoảng 4cm (vữa hồ trộn non), lót cao su nếu đất thường bị ngập, lụt. Mái che chuồng: Cách tốt nhất nên che mái bằng lá là hợp lý nhất, hoặc nếu bạn tận dụng chuồng vật nuôi có mái tôn thì bạn nên trồng thêm cây lấy bóng mát, che lưới lan lên trên để giảm nóng.
  • Diện tích 200 – 300m2: Ngang: 10m – Dài: 25m;35m – Cao: 0,4m (hộc); 3,2m (chuồng)Kỹ thuật làm trại trùng quế cũng tương tự như trên, tuy nhiên ta chia làm 3 luống, 2 lối đi 1mx2, 2 luống bìa mỗi luống 2m x2=4m và luống giữa 3,4m.

Các lưu ý quan trọng khi làm chuồng trại trùn quế

  1. Khi làm trại phải đảm bảo sự thông thoáng, ánh sáng có thể lọt vào được, tránh sự làm chuồng che chắn quá kỹ làm cho khả năng phát triển của trùn kém hiệu quả.
  2. Đối với bà con ở khu vực trũng thấp và đất lâu rút nước nên cáng nền có độ dốc 10o và làm lối thoát nước ra ngoài. Hộc nuôi không đục lỗ để nước không chảy vào.
  3. Nên chừa một diện tích nhỏ làm bồn chứa phân. (Như video thứ 2 ở trên).
  4. Xây dựng chuồng cách này bạn không cần lót chuồng để sinh khối không bị dày quá, ứ đọng nước.

Tóm lại

Việc xây dựng chuồng trại cho trùn quế tương đối đơn giản, bạn nên xem kỹ 2 video ở trên để thấy mô hình trùn quế mà chúng tôi đang triển khai. 1 video ở trại giống Vĩnh Long và 1 video ở trang trại côn trùng Cần Thơ. Chúc các bạn thành công.

>> Xem bài 3: Chuẩn bị dụng cụ và đất nền nuôi trùn quế

Rate this post
Bài viết liên quan

Tư vấn miễn phí (24/7) 094 179 2255